Thuong-Hieu-Toan-Cau

18C2 Mạc Đăng Dung, Phường Mỹ Quý, TP.Long Xuyên, An Giang

0763.935.455

01269.638.681

boynghia255@gmail.com

Thiết kế website chuyên nghiệp Cung cấp và phát triển phần mềm quản lý doanh nghiệp, phần mềm bán hàng chuyên nghiệp Đăng ký bảo hộ thưng hiệu sản phẩm, bảng quyền logo thương hiệu Tư vấn thủ tục thành lập doanh nghiệp, công ty cổ phần Cung cấp hosting chất lượng cao, đăng ký doamin, email theo tên miền Quảng cáo, làm bảng hiệu alu pano lớn ngoài trời
Ngày 19-05-2015 | 10:04 GMT+7

Quy định về quản lý, sử dụng đất trồng lúa

Ngày 13 tháng 04 năm 2015, Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Nghị định 35/2015/NÐ-CP về quản lý, sử dụng đất trồng lúa. Theo đó, căn cứ vào diện tích đất trồng lúa, ngân sách nhà nước ưu tiên hỗ trợ sản xuất lúa cho các địa phương (gồm chi đầu tư và chi thường xuyên) thông qua định mức phân bổ ngân sách nhà nước được cấp có thẩm quyền quyết định theo quy định của Luật ngân sách nhà nước.

Nghị định nêu rõ, ngân sách nhà nước sẽ hỗ trợ địa phương sản xuất lúa một triệu đồng/ha/năm đối với đất chuyên trồng lúa nước; hỗ trợ 500 nghìn đồng/ha/năm đối với đất trồng lúa khác, trừ đất lúa nương được mở rộng tự phát không theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trồng lúa. Về hỗ trợ khai hoang, cải tạo đất trồng lúa, ngân sách nhà nước hỗ trợ địa phương sản xuất lúa 10 triệu đồng/ha đất trồng lúa, trừ đất trồng lúa nương được khai hoang từ đất chưa sử dụng hoặc phục hóa từ đất bị bỏ hóa; hỗ trợ năm triệu đồng/ha đất chuyên trồng lúa nước được cải tạo từ đất trồng lúa nước một vụ hoặc đất trồng cây khác theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trồng lúa...
 
 
Về nguồn và cơ chế hỗ trợ, đối với các địa phương nhận bổ sung cân đối từ ngân sách trung ương hỗ trợ 100% kinh phí; đối với các địa phương điều tiết các khoản thu phân chia về ngân sách trung ương dưới 50% được hỗ trợ 50% kinh phí; các địa phương còn lại sử dụng ngân sách địa phương để thực hiện. Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính cấn đối nguồn ngân sách chi thường xuyên để hỗ trợ cho các địa phương sản xuất lúa; chủ trì phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn phân bổ nguồn vốn ngân sách cho các địa phương sản xuất lúa; chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thon hướng dẫn việc nộp, quản lý, phân bổ nguồn thu theo quy định và nguồn kinh phí hỗ trợ theo quy định.

 Điều kiện chuyển mục đích sử dụng đất chuyên trồng lúa nước: Phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được xét duyệt và được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng. Phải có phương án sử dụng đất tiết kiệm tối đa, thể hiện trong thuyết minh tổng thể của dự án được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt. Tổ chức, cá nhân được Nhà nước giao, cho thuê đất để sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp từ đất chuyên trồng lúa nước theo quy định phải có phương án sử dụng lớp đất mặt và bù bổ sung diện tích đất chuyên trồng lúa nước bị mất do chuyển mục đích sử dụng theo quy định.

 Ngoài ra, người sử dụng đất trồng lúa phải sử dụng đúng mục đích theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trồng lúa đã được cơ quan có thẩm quyền xét duyệt; sử dụng tiết kiệm, không bỏ đất hoang, không làm ô nhiễm, thoái hóa đất. Nghiêm cấm các hành vi: Gây ô nhiễm, làm thoái hóa, làm biến dạng mặt bằng của đất dẫn đến không trồng lúa được; bỏ hoang đất chuyên trồng lúa nước từ 12 tháng trở lên và đất lúa khác từ 2 năm trở lên không vì  lý do thiên tai bất khả kháng.

Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2012 và thay thế Nghị định số 42/2012/NĐ-CP ngày 11/5/2012 về quản lý và sử dụng đất trồng lúa./.

Vĩnh Sang

Bài viết liên quan