Thuong-Hieu-Toan-Cau

18C2 Mạc Đăng Dung, Phường Mỹ Quý, TP.Long Xuyên, An Giang

0763.935.455

01269.638.681

boynghia255@gmail.com

Thiết kế website chuyên nghiệp Cung cấp và phát triển phần mềm quản lý doanh nghiệp, phần mềm bán hàng chuyên nghiệp Đăng ký bảo hộ thưng hiệu sản phẩm, bảng quyền logo thương hiệu Tư vấn thủ tục thành lập doanh nghiệp, công ty cổ phần Cung cấp hosting chất lượng cao, đăng ký doamin, email theo tên miền Quảng cáo, làm bảng hiệu alu pano lớn ngoài trời
Ngày 01-06-2015 | 11:37 GMT+7

Người thành công là người không ngại thất bại

Người thành công biết rằng không có điều gì xảy ra chính xác như kế hoạch. Bất kể bạn làm việc vất vả hoặc chăm chỉ như thế nào, sớm hay muộn bạn cũng phải đối diện với thực tế là có ngày bạn sẽ thất bại.

Không phải lúc nào bạn cũng ký được một hợp đồng. Không phải trò chơi nào bạn cũng thắng. Không phải lúc nào bạn cũng có được cái mình muốn. Thất bại chỉ là chuyện thường.

Điều đáng ngại hơn là: Bạn sẽ làm gì sau đó? Bạn làm gì sau khi thất bại?

Như danh ca Frank Sinatra đã hát “Bạn đứng dậy và trở lại cuộc đua. Đời là thế...”

Bạn không thương hại bản thân. Bạn không ngồi ủ rủ suốt ngày. Bạn đứng dậy và làm việc đó lần nữa, lần nữa cho đến khi được việc!

Trong cuộc sống, thất bại cũng là một phần lớn như thành công, nó phải được trông đợi. Thua cuộc cũng nhiều như thắng lợi. Mất cũng nhiều như có. Điều quan trọng nhất là suy nghĩ  cách nào để bảo đảm rằng bạn sẽ không thất bại lần thứ hai theo cách tương tự.

Hãy nhớ: Cuộc sống là một chuỗi những trải nghiệm cố gắng-và-sai lầm. Bạn có thể thấy chủ đề về thành công và thất bại luôn luôn quấn quít với nhau: bởi vì thông qua thất bại, chúng ta trưởng thành. Chúng ta học hỏi từ thất bại. Thất bại cho chúng ta thấy thiếu sót, sự bất toàn của mình, thấy những điều mình cần cải thiện.

Để đạt được mục đích, để hoàn thành nguyện vọng của mình, để biến các giấc mơ thành hiện thực, bạn phải lao động. Và thất bại hết lần này đến lần khác là một phần của cuộc sống. Bạn chỉ không thể thất bại ở lần cố gắng cuối cùng.

Nếu bạn không từng trải nghiệm thất bại, nghĩa là bạn chưa đủ tận tâm, chăm chỉ trong công việc đó.

Vượt qua nỗi sợ thất bại

Nỗi sợ thất bại gây nên sự mất kiểm soát một bộ phận nào đó của cơ thể. Không may là rất nhiều người sống cả cuộc đời với một nỗi sợ thất bại.

Họ sợ rằng họ sắp sửa mắc một sai lầm, rằng họ không thể làm điều gì đúng, không thể có điều hoàn hảo, và sợ đến nỗi họ không cố gắng làm bất kỳ điều gì.

Vậy chuyện gì sẽ xảy ra? Họ trở nên ù lì và không làm điều gì cả. Và với chứng tê liệt này, họ đánh mất khả năng tận hưởng cuộc sống nhiều thú vị, ý nghĩa. Thật tự nhiên, những người mang nỗi sợ thất bại không thể đạt được một điều gì cả, bởi vì bản thân họ không bao giờ cố gắng. Họ không bao giờ dám cho mình cơ hội để thành công.

Chính trong việc làm, sự cố gắng, sự trải nghiệm những điều mà bạn chưa từng làm sẽ giúp bạn trưởng thành. Bằng sự rèn luyện, bạn sẽ tiến bộ và làm tốt hơn những việc đó.

Học hỏi từ những thất bại

Khi bạn gặp thất bại, hãy dành chút thời gian suy gẫm lại những gì đã xảy ra. Lấy một mẩu giấy và bắt đầu viết xuống những câu trả lời cho các câu hỏi sau:

· Tại sao điều đó đã xảy ra? 
· Mình đã có thể làm khác đi như thế nào? 
· Làm sao để có thể làm tốt hơn lần tới? 
· Mình đã tạo ra những thay đổi nào trong những kế hoạch? 
· Mình có thể làm gì để hoàn thiện và chuẩn bị kế hoạch ?

Hãy suy nghĩ  về các câu trả lời. Phân tích chúng. Sau đó hãy thư giãn và quay lại công việc đó tốt hơn lần tới.

Khi bạn chơi trò chơi, nếu bạn thua, hãy thay đổi lối chơi. Nếu cũng chưa được, hãy thay đổi lần nữa. Bạn vẫn có thể thua, nhưng hãy thua bằng nhiều cách khác nhau càng tốt.

Vượt qua nỗi sợ thất bại

Sợ hãi là cảm giác sợ. Đó là sự lo âu. Đó là cảm giác bản thân đang gặp nguy hiểm. Trong đời, nỗi sợ có thể có thật và có thể do tưởng tượng. Nhưng thật ra, sợ hãi không là gì khác hơn một cảm giác tinh thần phụ thuộc vào sự điều khiển và kiểm soát của bản thân.

Bạn có thể bỏ chạy, có thể đối mặt với sự việc đang gây cho bạn cảm giác sợ hãi. Chính sự đối mặt sẽ giúp bạn trưởng thành. Có sáu triệu chứng của sự sợ hãi:

1. Sự thờ ơ: Bạn nhanh chóng gạt bỏ một việc nào đó vì bạn cảm thấy chúng không quan trọng. Chúng không đáng để chú ý. Bạn không muốn bị phiền phức với nó.

2. Sự do dự: Bạn không thể quyết định. Bạn không biết liệu bạn có nên hoặc không nên làm một việc gì đó. Hoặc bạn không thể quyết định xem bạn nên làm A hay B. Vì lẽ đó bạn không làm gì cả!

3. Nghi ngờ: Bạn không chắc chắn mình cần làm gì. Bạn không thể quyết định. Bạn e ngại.

4. Lo lắng: Bạn cảm thấy lo lắng, bồn chồn. Bạn không thoải mái. Bạn không chắc mình đã  quyết định đúng không. Bạn không tự tin.

5. Quá thận trọng: Bạn tỏ ra thận trọng quá đáng hoặc quá mức cần thiết. Bạn kiểm tra tất thảy mọi thứ hết lần này đến lần khác. Bạn muốn chắc ăn là mọi thứ đều hoàn hảo!

6. Sự trì hoãn: Bạn trì hoãn mọi việc lại phía sau. Bạn đợi lâu thật lâu để làm một việc gì đó đến nỗi cánh cửa cơ hội mở ra rồi lại đóng vào.

Đừng để sáu triệu chứng của sợ hãi ngăn bạn đạt được những mục tiêu của mình

Sưu tầm

Bài viết liên quan