Thuong-Hieu-Toan-Cau

18C2 Mạc Đăng Dung, Phường Mỹ Quý, TP.Long Xuyên, An Giang

0763.935.455

01269.638.681

boynghia255@gmail.com

Thiết kế website chuyên nghiệp Cung cấp và phát triển phần mềm quản lý doanh nghiệp, phần mềm bán hàng chuyên nghiệp Đăng ký bảo hộ thưng hiệu sản phẩm, bảng quyền logo thương hiệu Tư vấn thủ tục thành lập doanh nghiệp, công ty cổ phần Cung cấp hosting chất lượng cao, đăng ký doamin, email theo tên miền Quảng cáo, làm bảng hiệu alu pano lớn ngoài trời
Ngày 19-05-2015 | 10:21 GMT+7

Hy vọng Việt Nam sẽ có doanh nghiệp như Google

Bộ trưởng Bộ KH&CN Nguyễn Quân cho rằng khởi nghiệp sẽ là động lực quan trọng để phát triển khoa học công nghệ nước nhà. Ông hy vọng Việt Nam sẽ có những doanh nghiệp thành công như Google, Microsoft.

Flappy Bird - một chương trình trò chơi do người Việt tạo ra đã "làm mưa, làm gió" trên thế giới.

Trong cuộc trả lời phỏng vấn báo điện tử VNExpress nhân ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam 18/5, Bộ trưởng Nguyễn Quân đã nhắc đến Israel với những thành tựu đáng khích lệ sau khi trở thành một "quốc gia khởi nghiệp". Và "Quốc gia khởi nghiệp" cũng là tựa đề một cuốn sách nói về tinh thần khởi nghiệp tại đất nước này.

Cuốn sách này được viết ra để trả lời một câu hỏi, theo như tác giả là "đáng giá một nghìn tỷ USD". Đó là làm thế nào mà Israel, một quốc gia chỉ với 7,1 triệu dân, với 60 năm tuổi, chiến tranh liên miên từ những ngày thành lập, không có một tài nguyên thiên nhiên nào lại tạo ra nhiều công ty khởi nghiệp (start-up) hơn những quốc gia thanh bình, ổn định và lớn hơn nhiều. Câu trả lời không gì khác chính là tinh thần khởi nghiệp, sự sáng tạo và cả liều lĩnh, sẵn sàng chấp nhận rủi ro của mỗi con người nơi đây.

Để lý giải điều này, tác giả đã dẫn ra một câu chuyện xuyên suốt trong cuốn sách này là dự án Better Place của một người trẻ, với tham vọng thay đổi nền công nghiệp ô tô, tuy đơn giản nhưng triệt để. Đó là một giải pháp hạ tầng: Xây dựng hàng nghìn bãi đậu xe và các trạm đổi bình ắc quy dọc đường trên khắp đất nước, để những chiếc xe chạy điện có thể nhanh chóng đổi bình ắc quy thay vì phải sạc, nhằm tiết kiệm thời gian, tạo ra sự tiện lợi không khác gì khi lái những chiếc xe chạy bằng xăng, dầu.

Trở lại cuộc phỏng vấn kể trên, ông Quân cho biết sẽ chọn doanh nghiệp khởi nghiệp là ưu tiên trong năm nay, nhằm thúc đẩy phát triển của ngành, bởi đây là nhân tố thành công của nhiều quốc gia mới phát triển.

Doanh nghiệp khởi nghiệp là kết hợp giữa các nhà nghiên cứu với các nhà đầu tư. Khi nhà khoa học có ý tưởng, các nhà đầu tư sẽ tìm đến để chấp nhận đầu tư mạo hiểm, cho ra đời những doanh nghiệp hoạt động ban đầu có thể khó khăn nhưng triển vọng rất to lớn.

Ông Quân nói: "Nếu trong năm nay chúng ta làm cho cơ quan quản lý chấp nhận khái niệm đầu tư mạo hiểm, quan tâm phát triển doanh nghiệp khởi nghiệp thì năm sau chúng ta có thể có làn sóng các doanh nghiệp khởi nghiệp ở Việt Nam. Sau 10 năm nữa, chúng ta có thể nhìn thấy các kết quả đáng khích lệ như Israel cách đây mấy chục năm đã trở thành 'quốc gia khởi nghiệp' như thế nào".

Do đó, theo người đứng đầu Bộ KH&CN, cần phải thay đổi tư duy của những người làm quản lý, những nhà quản lý và cả doanh nghiệp. Chúng ta hiện nay không có khái niệm đầu tư mạo hiểm, không có khái niệm về doanh nghiệp khởi nghiệp, vì thế không ai tạo nên cơ chế chính sách phù hợp.

Nhưng trong 10 dự án đầu tư mạo hiểm chỉ cần 1-2 thành công, đủ mang lại lợi ích cho xã hội, bù đắp được thất bại của các dự án khác. Chúng ta hãy để kinh tế thị trường phát huy tác dụng.

"Chúng tôi hy vọng Việt Nam sẽ có các doanh nghiệp thành công như Google, hay là Microsoft. Họ ban đầu cũng là các doanh nghiệp khởi nghiệp được đầu tư từ quỹ đầu tư mạo hiểm của Mỹ", ông Quân nói.

Ông Quân cho biết Bộ KH&CN đã có những bước đi đầu tiên để thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, như đã tổ chức ngày hội khởi nghiệp tại ĐH Quốc gia Hà Nội và hỗ trợ tư nhân thành lập quỹ mạo hiểm đầu tiên. Sau ngày hội khởi nghiệp kể trên, sẽ có hàng chục nhóm sinh viên tìm được nhà đầu tư sẽ thành lập được doanh nghiệp khởi nghiệp và hy vọng sẽ thành công.

Điểm khác biệt dễ nhận ra nhất ở những dự án khởi nghiệp là ý tưởng mới lạ nhưng chứa đựng nhiều rủi ro. Tuy nhiên, một quy luật thông thường là "rủi ro cao, lợi nhuận lớn". Dự án hệ thống sạc và đổi bình ắc quy cho xe điện tại Israel đã không thành công và công ty này đã phá sản vào tháng 5/2013, 4 năm kể từ thời điểm xuất bản cuốn sách "Quốc gia khởi nghiệp".

Tuy nhiên, như ông Quân nói, chỉ cần 1, 2 dự án thành công là đủ mang lại lợi ích cho xã hội, bù đắp tổn được thất bại của các dự án khác. Hy vọng rằng, với những thay đổi trong tư duy của những người làm chính sách về khoa học công nghệ cùng những hỗ trợ "xúc tác" của Nhà nước, những người trẻ sẽ có nhiều ý tưởng được biến thành sản phẩm, được thương mại hóa giúp ích cho bản thân, cộng đồng và cả đất nước. Để những kỳ vọng về một Việt Nam sẽ có những doanh nghiệp thành công như Google, Microsoft không trở nên quá xa vời.

Theo Báo Điện tử Chính phủ

Bài viết liên quan