Thuong-Hieu-Toan-Cau

18C2 Mạc Đăng Dung, Phường Mỹ Quý, TP.Long Xuyên, An Giang

0763.935.455

01269.638.681

boynghia255@gmail.com

Thiết kế website chuyên nghiệp Cung cấp và phát triển phần mềm quản lý doanh nghiệp, phần mềm bán hàng chuyên nghiệp Đăng ký bảo hộ thưng hiệu sản phẩm, bảng quyền logo thương hiệu Tư vấn thủ tục thành lập doanh nghiệp, công ty cổ phần Cung cấp hosting chất lượng cao, đăng ký doamin, email theo tên miền Quảng cáo, làm bảng hiệu alu pano lớn ngoài trời

Chuyển nhượng cổ phần công ty

Trong thời hạn 3 năm kể từ ngày công ty được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thì các cổ đông sáng lập được tự do chuyển nhượng cổ phần cho nhau nhưng chỉ được chuyển nhượng số cổ phần của mình cho người khác không phải là cổ đông sáng lập của công ty khi được Đại hội đồng cổ đông đồng ý. Sau thời hạn 3 năm kể từ ngày công ty được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thì việc chuyển nhượng cổ phần của các cổ đông không còn hạn chế trên.

           Nếu việc chuyển nhượng cổ phần giữa các cổ đông sáng hoặc của cổ đông sáng lập với người không phải là cổ đông của công ty từ 5% tổng số cổ phần trở lên thì phải đăng ký việc chuyển nhượng này với cơ quan đăng ký kinh doanh thuộc sở kế hoặc đầu tư cấp tỉnh. Còn nếu việc chuyển nhượng số cổ phần nhỏ hơn 5% tổng số cổ phần thì việc chuyển nhượng chỉ cần được cập nhật trong sổ đăng ký cổ đông mà không nhất thiết phải đăng ký với sở kế hoạch và đầu tư.

Để việc chuyển nhượng cổ phần của cổ đông sáng lập diễn ra đúng theo quy định của pháp luật thì phải tiến hành các bước sau:

Bước 1: Tiến hành tổ chức họp Đại hội đồng cổ đông
       
       Tiến hành họp đại hội đồng cổ đông để lấy ý kiến về việc chuyển nhượng cổ phần của cổ đông sáng lập. Việc tổ chức cuộc họp phải được lập thành biên bản và quyết định. Đó là tài liệu quan trọng để đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh thuộc sở kế hoạch đầu tư.

Bước 2: Hoàn thiện hồ sơ

       Trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày tiến hành Đại hội đồng cổ đông thì công ty phải có trách nhiệm đăng ký việc chuyển nhượng với cơ quan đăng ký kinh doanh thuộc sở kế hoạch đầu tư. Hồ sơ cần phải chuẩn bị sẽ bao gồm: Biên bản họp Đại hội đồng cổ đông; quyết định của Đại hội đồng cổ đông; thông báo về việc chuyển nhượng; hợp đồng chuyển nhượng; biên bản thanh lý hợp đồng; bản sao CMND của người mới mua cổ phần của cổ đông sáng lập (nếu cổ đông mới là tổ chức thì phải có bản sao chứng thực giấy phép thành lập của tổ chức đó); danh sách cổ đông mới; bản sao chứng thực giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Bước 3. Nộp hồ sơ 

        Sau khi bạn đã chuẩn bị một bộ hồ sơ đầy đủ thì sẽ tiến hành nộp hồ sơ tại phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch và đầu tư.
Bộ phận một cửa sẽ kiểm tra hồ sơ thành lập công ty cổ phần của bạn đã đủ chưa để nhận hồ sơ. Nếu chưa đủ hoặc chưa đúng theo quy định thì nhân viên bộ phận một cửa sẽ hướng dẫn bạn về làm lại. Sau khi đã chấp nhận hồ sơ, nhân viên sẽ giao cho bạn một giấy hẹn ngày trả kết quả.
        Hồ sơ của bạn sẽ được chuyển lên cho chuyên viên xem xét và kiểm tra, đánh giá xem hồ sơ đã đúng theo quy định của pháp luật hay chưa. Nếu đúng thì 7 ngày làm việc sau khi nộp hồ sơ bạn sẽ nhận được giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, còn nếu hồ sơ bị sai hoặc thiếu thì chuyên viên sẽ ra thông báo và yêu cầu bạn sửa hồ sơ (trong vòng 7 ngày làm việc sau khi nộp hồ sơ ở bộ phận một cửa bạn sẽ nhận được thông báo). Sau khi nhận được thông báo và sửa theo yêu cầu của chuyên viên, bạn nộp hồ sơ đã sửa ở bộ phận một cửa và quy trình lại diễn ra như trên (tức là 7 ngày sau sẽ nhận được kết quả nếu hồ sơ đúng còn nếu không sẽ nhận thông báo để tiếp tục sửa).

Bước 4:  Nhận kết quả

        Căn cứ vào giấy hẹn trả kết quả, bạn quay lại bộ phận trả kết quả của bộ phận một cửa để nhận kết quả thành lập công ty cổ phần. Kết quả doanh nghiệp nhận được sẽ là 01 giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh bản chính và trong đó cập nhật việc chuyển nhượng cổ phần của cổ đông sáng lập. Nếu việc chuyển nhượng diễn ra giữa các cổ đông thì bỏ tên cổ đông đã chuyển nhượng và thêm số cổ phần vào cổ đông nhận chuyển nhượng. Nếu việc chuyển nhượng giữa cổ đông sáng lập với người không phải là cổ đông của công ty thì cổ đông mới sẽ được cập nhật và danh sách cổ đông và họ đương nhiên trở thành cổ đông sáng lập.

 

                                                                                                                                    Theo luatgiatrinh.com